Giỏ hàng mini

Hiện bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Vào giỏ hàng

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Thời gian đăng: 23-07-2022 00:00 | 182 lượt xemIn bản tin

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách không kiểm soát, gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là chứng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở tuổi trung niên hay ở phụ nữ sinh nhiều lần.
1. Tiểu không tự chủ là bệnh gì?
Tiểu không tự chủ (hay tiểu không kiểm soát, són tiểu) có thể hiểu đơn giản là sự rò rỉ nước tiểu.
2. Những triệu chứng đi kèm tiểu không tự chủ
Thông thường, hiện tượng tiểu không tự chủ thường đi kèm các triệu chứng sau đây:
• Thường có cảm giác buồn tiểu khó kiềm chế được
• Đi tiểu tần suất nhiều hơn so với bình thường
• Tiểu đêm: Ban đêm thường phải thức dậy giữa giấc ngủ để đi tiểu
• Đau rát khi đi tiểu
 Rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ.
3. Phân loại tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ có thể được chia thành ba loại chính:
• Tiểu không tự chủ do gắng sức (hoặc do stress, do áp lực): Tình trạng rò rỉ nước tiểu xảy ra khi ho, cười, hắt hơi hoặc khi vận động, như đi bộ, chạy nhảy hoặc tập thể dục.
• Són tiểu cấp kỳ: Do bàng quang tăng hoạt, phát tín hiệu thôi thúc đột ngột để đi tiểu, cơ thể khó có thể kiềm chế được. Phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ loại này có thể không kiềm được nước tiểu trước khi vào nhà vệ sinh. Nếu bàng quang tăng hoạt quá mức, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp cảm giác phải đi tiểu khẩn cấp.
• Tiểu không kiểm soát dạng kết hợp cả do gắng sức và do bàng quang tăng hoạt
4. Nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ
Một số nguyên nhân sau đây có khả năng gây ra tiểu không tự chủ, bao gồm:
• Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đôi khi gây ra són tiểu và được điều trị bằng kháng sinh.
• Thuốc lợi tiểu, cafein hoặc rượu bia: Tình trạng không kiểm soát được nước tiểu có thể là tác dụng phụ của các chất kích thích cơ thể tiết ra nhiều nước tiểu.
• Rối loạn ở vùng cơ sàn chậu: Sự suy yếu của các cơ và mô ở vùng sàn chậu (thường do mang thai nhiều lần) là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu tiểu không tự chủ và sa trệ vùng chậu.
• Táo bón mãn tính, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
• Các vấn đề về thần kinh và cơ bắp: Khi tín hiệu thần kinh từ não truyền đến bàng quang và niệu đạo bị cản trở, các cơ tại vùng này trở nên mất kiểm soát, khiến cho nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
• Các vấn đề về giải phẫu học: Lối thông ra từ bàng quang vào niệu đạo có thể bị tắc nghẽn do sự xuất hiện của sỏi trong bàng quang hoặc khối u bất thường.
5. Chẩn đoán tiểu không tự chủ
Hai bước đầu tiên để đánh giá tình trạng tiểu không tự chủ thường là hỏi tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng:
5.1 Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân mô tả kỹ các dấu hiệu gặp phải. Người bệnh có thể phải ghi chú lại thông tin vào một cuốn nhật ký trong vài ngày để bác sĩ dễ dàng kiểm tra.
5.2 Khám lâm sàng: 
• Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám vùng chậu để xem người bệnh có bị sa các cơ quan ở vùng chậu hay không và để tìm kiếm các vấn đề khác thuộc về giải phẫu. Nghiệm pháp ho có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng tiểu không tự chủ do gắng sức. Theo đó, bệnh nhân được yêu cầu ho khi đang mắc tiểu để kiểm tra xem nước tiểu có bị rò rỉ lúc đang ho hay không. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải làm pad test để đánh giá lượng nước tiểu rò rỉ. Người bệnh được yêu cầu lót thêm một chiếc tả hút nước được cân từ trước trong một khoảng thời gian và cân lại sau khi làm test. Bằng cách này, bác sĩ sẽ biết được lượng nước tiểu đã rỉ ra là bao nhiêu. 
 
• Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán lâm sàng bằng các phép đo Niệu Động Học:
 
+ Đo niệu dòng đồ ( uroflowmetry ) : Ðây là phép đo duy nhất không xâm nhập (noninvasive) trong các phép đo NÐH. Cách đo lại rất khá đơn giản: chỉ cần bệnh nhân đi tiểu một lượng nước tiểu thích hợp vào phễu hứng của máy đo vốn được gắn kết với một máy biến năng, rồi trọng lượng của nước tiểu sẽ được chuyển thành dung tích và ghi lại thành biểu đồ với tốc độ ml/giây. Phép đo niệu dòng là thông dụng nhất trong các phép đo NÐH, có thể dùng như là một xét nghiệm tầm soát về chức năng đường tiểu dưới, nhanh chóng và rẻ tiền.
>> Link sản phẩm tham khảo

http://nieudonghoc.com.vn/may-do-nieu-dong-do-2-1-906749.html

 

+ Phép đo điện cơ sàn chậu (EMG) : xác định tình trạng Bất động vận động bàng quang – cơ thắt

 

+ Phép đo áp lực bàng quang (Cystometry): Khảo sát sự thay đổi áp lực
bên trong bàng quang khi bàng quang được đổ đầy thụ động và lúc co bóp chủ động
+ Phép đo áp lực cơ chóp bàng quang: xác định tình trạng co bóp
của cơ chop bàng quang theo công thức : Pdet = Pves - Pabd 
+ Phép đo áp lực són tiểu (leak point pressure): Ðo áp lực lúc són tiểu là một phép đo có giá trị nhằm đánh giá có hay không tình trạng suy cơ thắt niệu đạo.
+ Phép đo áp lực niệu đạo (UPP): đánh giá tình trạng tắc nghẽn niệu đạo.
+ Phép đo Video-Urodynamics: Hình ảnh của các biểu đồ NÐH và hình ảnh
video của đường tiểu dưới cùng được ghinhận trên màn hình trong suốt giai đoạn đổ đầy rồi giai đoạn đi tiểu.
>> Link sản phẩm tham khảo
Ðứng trước một trường hợp rối loạn chức năng đường tiểu dưới, thầy thuốc mà đặc biệt là một nhà Niệu khoa cần phải biết về nguồn gốc, mức độ, phân loại cũng như vị trí nào trong đường tiểu dưới chịu trách nhiệm cho tình trạng bệnh lý. Các phép đo niệu động học hiển nhiên là những khảo sát hết sức cần thiết nếu muốn có một chẩn đoán đầy đủ về bệnh lý rối loạn đi tiểu.
 
6. Những phương pháp điều trị bệnh tiểu không tự chủ
Đối với việc chữa trị tiểu không tự chủ, trước tiên bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật, bao gồm thay đổi lối sống, luyện tập cơ bàng quang, vật lý trị liệu và sử dụng một số thiết bị hỗ trợ bàng quang. Khi điều trị són tiểu cấp kỳ, bệnh nhân có thể phải dùng đến thuốc. Nếu các phương pháp không thể mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ phải cân nhắc đến biện pháp phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
6.1. Thay đổi lối sống
Việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu:
• Giảm cân: Ở phụ nữ thừa cân, nếu giảm đi một lượng cân nặng ngay cả rất nhỏ (dưới 10% tổng trọng lượng cơ thể) cũng có khả năng làm giảm rò rỉ nước tiểu.
• Hạn chế nạp thêm nước: Nếu bị són tiểu vào sáng sớm hoặc ban đêm, người bệnh nên hạn chế uống nước vài giờ trước khi đi ngủ. Không nên nạp vào cơ thể quá 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế rượu, caffeine và các chất kích thích khác.
• Tập luyện cơ bàng quang: Mục tiêu của việc tập luyện cơ bàng quang là giúp kiểm soát việc đi tiểu và tăng khoảng thời gian giữa hai lần đi tiểu liên tiếp lên mức thời gian bình thường (mỗi 3 - 4 giờ trong ngày và mỗi 4 - 8 giờ vào ban đêm).
6.2. Tập thể dục và vật lý trị liệu
• Bài tập kegel có tác dụng tăng cường cơ bắp vùng chậu. 
• Sử dụng máy tập phục hồi chức năng cơ sàn chậu ( biofeedbank ) trên máy đo niệu động học : máy vừa có thể giúp bệnh nhân xác định vị trí các cơ một cách chính xác nhờ các cảm biến được đặt bên trong hoặc bên ngoài âm đạo để đo lực co bóp ở cơ xương chậu vừa có thể kích thích giảm đau và cải thiện các cơ nhanh chóng bằng phương pháp sử dụng sóng ngắn xung đơn.
>>link sản phẩm tham khảo

http://nieudonghoc.com.vn/uromic-samba-1-1-1575210.html

 

6.3. Sử dụng thiết bị hỗ trợ

 

Một thiết bị gọi là pessary (vòng nâng) được đưa vào âm đạo để hỗ trợ cho vùng chậu và điều trị són tiểu do gắng sức. Các vòng nâng hoạt động bằng cách nâng bàng quang và niệu đạo lên thông qua sự tác động lên thành âm đạo. Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ. Thông thường, bệnh nhân có thể tự chèn và tháo bỏ thiết bị hỗ trợ loại này. Vòng nâng có tác dụng làm giảm triệu chứng són tiểu mà không cần phải can thiệp quá nhiều. Một thiết bị khác giống như tampon cũng được thiết kế đặc biệt để giúp ngăn chặn sự rò rỉ nước tiểu từ bàng quang.
6.4. Thuốc điều trị són tiểu
Nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng són tiểu cấp kỳ và hạn chế tình trạng bàng quang hoạt động quá mức:
• Thuốc kiểm soát sự co thắt cơ hoặc co thắt bàng quang: Cơ chế kiểm soát của các thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ, làm giảm triệu chứng khẩn cấp và giảm tần suất xảy ra.
• Mirabegron: Là một loại thuốc giúp giãn cơ bàng quang và cho phép cơ quan này lưu trữ lượng nước tiểu nhiều hơn.
• Tiêm một loại hoạt chất có tên là onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: Giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ bàng quang dẫn đến rò rỉ nước tiểu không mong muốn. Tác dụng của thuốc kéo dài trong khoảng 3 - 9 tháng.
6.5. Phẫu thuật chữa trị tiểu không tự chủ
Hiện nay đã có nhiều phương pháp phẫu thuật đối với các triệu chứng són tiểu khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định để có thể lựa chọn một loại phẫu thuật phù hợp với bệnh nhân.
Tiểu không tự chủ không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì vậy, cách khống chế bệnh tốt nhất là học cách thích nghi với các triệu chứng, tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có thể kiểm soát triệu chứng són tiểu một cách tốt nhất.
 
Nguồn tham khảo: Acog.org
Bình luận

Thống kê